+ 61 32 8376 6284
Một chuyến ghé thăm Châu Âu phồn thịnh là ước mơ của rất nhiều người từ trước đến nay. Bởi lẽ, nói là ước mơ vì xin visa Châu Âu chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với mọi người Châu Á nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Hiện nay, tấm visa Châu Âu quyền lực nhất chính là Visa Schengen, khi sở hữu được tấm vé này bạn có thể nhập cảnh vào 26 quốc gia Châu Âu mà không cần phải xin cấp visa của từng nước.
Tuy nhiên, xin visa các nước Châu Âu đã khó, xin visa Schengen lại càng khó hơn hết. Chính vì vậy mà, một bài viết về thủ tục xin visa chi tiết sẽ khiến mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn với bạn.
Tùy vào mục đích nhập cảnh của bạn mà sẽ xin visa theo diện nào. Một số loại visa nhập cảnh vào Schengen mà nước ta thường xin cấp là:
Đây là loại visa xin cấp và nhập cảnh với mục đích tham quan du lịch tại các đất nước ở Châu Âu. Đối với loại visa này, bạn có thể xin cấp dễ dàng hơn các loại visa khác.
Bạn có những dự định đi công tác tại các nước Châu Âu, hay bạn có những lời thăm viếng đến tham dự hội thảo, hội nghị, triển lãm,.. tất cả đều phải bắt buộc có visa công tác Schengen.
Đối với loại visa này, thủ tục hồ sơ có thể khó hơn một chút, vì bạn phải chứng minh thêm hồ sơ của người được thăm thân. Nếu hồ sơ không đủ tin cậy thì rất khó để bạn được cấp visa.
Tại Châu Âu có nhiều ngôi trường có điều kiện và môi trường giáo dục thuận lợi để du học sinh có thể phát hay được năng lực bản thân. Đồng thời tấm bằng tại đây rất có giá trị trên thế giới.
Hồ sơ xin cấp visa Schengen cũng tương đối giống như hồ sơ xin cấp visa của các nước thông thường khác, chỉ khác một chút về một số hồ sơ và một số quy định khác. Cụ thể hồ sơ xin cấp visa Schengen bao gồm:
- Nếu có trẻ em dưới 18 tuổi đi cùng:
- Đi du lịch hoặc mục đích cá nhân:
- Đi công tác:
- Đi học hoặc đi đào tạo:
- Nếu bạn là nhân viên:
- Nếu là chủ doanh nghiệp:
- Nếu là người nghỉ hưu:
- Nếu là tăng ni / tu sĩ:
Đối với visa Schengen, bạn sẽ phải thực hiện theo một quy trình gồm 4 bước cụ thể như sau:
Đây là một bước rất quan trọng đối với việc xin cấp visa. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Đại sứ quán các nước khối Schengen. Mỗi loại visa sẽ có một yêu cầu về giấy tờ khác nhau một chút, bạn nên chú ý để bổ sung nhé.
Truy cập vào trang website chính thống của Đại sứ quán để xin cấp visa. Cho dù bạn đi theo nhóm vẫn phải đặt lịch hẹn riêng của từng người. Đồng thời khai tờ khai xin cấp visa online, được khai bằng tiếng Anh.
Mang hồ sơ, đồng thời in phiếu hẹn cùng đơn xin cấp visa online đã điền đầy đủ thông tin và dán ảnh đến địa chỉ Đại sứ quán theo quy định để nộp. Khi này, bạn sẽ được lấy dấu sinh trắc học và nộp lệ phí tại ngân hàng được chỉ định.
Visa Schengen thông thường được xét duyệt khoảng từ 2 đến 3 tuần. Khi kết thúc bước nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được một phiếu hẹn trả kết quả, đến ngày hẹn bạn mang phiếu hẹn đến nhận kết quả visa của mình.
Visa Schegen có thời hạn là 3 tháng (90 ngày).
Tuy nhiên tùy từng hồ sơ và từng nước mà có thể sẽ có thời hạn khác nhau hoặc lâu hơn.
– Lệ phí xét cấp visa:
+ Đối với người từ 12 tuổi trở lên: 60 Euro
+ Đối với người từ 6 – 12 tuổi: 35 Euro
+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí.
– Thời gian xét duyệt visa đối với một bộ hồ sơ thông thường là 2 đến 3 tuần, bạn sẽ có thời gian nhận kết quả visa cụ thể trong phiếu hẹn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể kéo dài thời gian nếu có vấn đề về hồ sơ hoặc do ĐSQ của nước bạn xin cấp visa có số lượng hồ sơ quá nhiều.
Visa Schengen cho phép bạn nhập cảnh và đi lại tự do vào 26 nước trong khối Schegen, tuy nhiên visa bạn xin đó phải đảm bảo được yêu cầu như: Là nước bạn nhập cảnh đầu tiên hoặc trú lại lâu nhất. Hiện nay, Pháp được đánh giá là dễ xin cấp visa Schengen nhất như là:
Việc Pháp là quốc gia dễ xin cấp visa không có nghĩa tất cả mọi hồ sơ đều đậu hay bạn đi bất cứ nước nào thuộc khối Schengen đều có thể nộp hồ sơ xin visa Pháp, nó còn phụ thuôc và nơi mà bạn đến đầu tiên, lưu trú lâu nhất hay mục đích đi của bạn.
Tham khảo danh sách Đại sứ quán tại: https://visaf.vn/dai-su-quan
– 26 nước mà bạn có thể tự do đi lại bằng Visa Schengen mà không phải xin visa từng nước đó là: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
– Visa Schengen cho phép bạn xin visa trước 3 tháng so với ngày khởi hành và bạn phải xin Visa ở nước mà bạn lưu trú đầu tiên hoặc lâu nhất.
– Nên đi đúng giờ khi đến nộp hồ sơ, nếu bạn đến trễ hơn 15 phút so với lịch hẹn sẽ không được vào nộp hồ sơ xin Visa Schengen. Lúc này có 2 phương án: một là ra về và đặt 1 lịch hẹn khác để nộp lại hồ sơ vào 1 ngày khác; hai là đóng 1 khoản tiền để có quyền ưu tiên vào nộp hồ sơ không cần lịch hẹn.
– Trung tâm tiếp nhận hồ sơ là cơ quan đại diện được Lãnh sự ủy quyền để nhận hồ sơ của người xin visa, chỉ có chức năng tiếp nhận xem xét đủ hay thiếu hồ sơ, không có chức năng đánh giá hồ sơ, không ảnh hưởng đến quá trình xét hồ sơ và kết quả visa.
– Tất cả các giấy tờ cần thiết, bạn phải mang theo cả bản chính đi để nhân viên lãnh sự quán đối chiếu, sau đó họ sẽ trả lại bản chính cho bạn, chỉ giữ hộ chiếu và sẽ trả lại khi cấp visa.
– Tất cả hồ sơ in mới và bản sao đều phải trình bày trên khổ A4.
– Tất cả hồ sơ giấy tờ đều phải được dịch thuật sang tiếng Anh và có công chứng của Sở tư pháp.
– Nếu bạn đi du lịch, thư bày tỏ phải được viết bằng tiếng Anh, bày tỏ mong muốn được đi du lịch châu Âu và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định.
Bạn sẽ được nhập cảnh và đi lại tự do 26 nước trong khối Schengen với điều kiện Pháp là quốc gia đầu tiên bạn nhập cảnh và ở lại lâu nhất.
Hiện nay, Pháp được đánh giá là quốc gia dễ xin visa nhất trong khối Schengen.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng khi bạn nộp hồ sơ vào đây sẽ đậu 100%, nó còn phù thuộc vào sự chuẩn bị hồ sơ của bạn, điều kiện, hoàn cảnh và đất nước bạn sẽ đến khi nhập cảnh.
Về nguyên tắc thì sau khi không đậu visa Schengen bạn có thể xin lại bất cứ lúc nào bạn muốn khi đã sửa lại hồ sơ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của visaf thì tùy theo lý do từ chối mà chọn thời điểm nộp lại hồ sơ xin visa Schengen thích hợp.
Đại sứ quán thường không cấp lí do từ chối cấp visa nên bạn hãy liên hệ với visaf để biết được lí do để sửa đổi và bổ sung kịp thời nhé.
Không nên bạn nhé.
Việc bạn làm đơn kháng cáo với ĐSQ sẽ không mang lại kết quả cho bạn, vì nếu qua đó mà ĐSQ duyệt lại cho hồ sơ của bạn thì khác nào họ thừa nhận đã xét duyệt sai. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị một bộ hồ sơ mới cho lần xin cấp tiếp theo.
Gần như không một ĐSQ nào trong khối Schengen sẽ duyệt hồ sơ của bạn trong khi một nước khác đã từ chối. Tốt nhất, hãy xin lại visa tại chính nơi bạn bị từ chối.
Nhiều bạn nghĩ rằng nếu mình trượt visa Schengen tại cửa Pháp thì có thể sang đại sứ quán Ý, Hà Lan … để xin visa mà họ không biết, điều này là hoàn toàn sai lầm, trong khối Schengen sẽ biết bạn đã bị từ chối ở nước nào, chính vì vậy xin cấp lại visa tại chính nước bạn đã bị trượt là tối ưu nhất.